Sỏi amidan
Sỏi amidan

Sỏi amidan

Sỏi amidan, còn được gọi là bã đậu amidan, là sự khoáng hóa của các mảnh vụn trong các kẽ hở của amidan.[3] Khi không khoáng hóa, sự hiện diện của các mảnh vỡ được gọi là viêm amidan mãn tính (chronic caseous tonsillitis- CCT). Các triệu chứng có thể bao gồm hôi miệng.[1] Nói chung là sỏi amidan không gây đau đớn, mặc dù có thể có cảm giác vướng trong miệng.Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm nhiễm trùng họng tái phát.[2] Sỏi amidan chứa một màng sinh học bao gồm một số vi khuẩn khác nhau.[1] Mặc dù chúng thường xảy ra ở amidan vòm họng, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở amidan lưỡi.[3] Sỏi amidan đã được ghi nhận có trọng lượng từ 0,3 g đến 42g. Chúng có thể quan sát được khi chụp hình ảnh y tế để tìm các bệnh khác.[4]Nếu sỏi amidan không làm phiền người bệnh thì không cần điều trị.[1] Nếu không, có thể áp dụng các biện pháp súc miệng nước muối và gỡ sỏi bằng tay. Clorhexidine cũng có thể được dùng. Điều trị bằng phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ amidan.[5] Có tới 10% người bị sỏi amidan. Nam và nữ bị ảnh hưởng như nhau. Người già thường bị ảnh hưởng nhiều hơn.[2]